|
"Hỡi cô tát nước
bên đàng
Sao cô múc ánh trăng
vàng đổ đi..."
Tết Trung
Thu
(Minh Tấn soạn)
Dân Việt ta có tục lễ vào rằm tháng tám âm lịch, ngày đó c̣n gọi là
Tết Trung Thu. Tết Trung Thu thường coi là tết của nhi đồng,
nhưng ngày trước có nhiều gia đ́nh cũng đón Tết Trung Thu rất là
long trọng.
Ban ngày làm mâm cỗ để cúng gia tiên (ông bà), tối đến bày mâm cỗ để
thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng (bánh Trung Thu) và
dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả khác nhuộm đủ thứ màu sắc.
Những nhà giàu c̣n bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng,
tài khéo léo của các cô con gái tới tuổi lấy chồng.
Đồ
chơi của trẻ con trong Tết Trung Thu là lồng đèn và những thứ khác
làm bằng giấy như voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hưu, tôm, cá, bươm
bướm, đèn cù v.v.
Trẻ con tối hôm Trung Thu dắt nhau từng đàng rước đèn, treo đèn,
rước sư tử, múa lân, múa rồng, trống đánh vang cả đường, tiếng reo
ḥ ầm ỉ. Nơi này trống Quân, nơi kia trống Quít tất cả những
sinh hoạt tối hôm đó được gọi là "Trung Thu thưởng nguyệt."
Tết Trung Thu truyền vào nước ta từ khi nào không rơ nhưng
tục vui Tết Trung Thu đă có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung Hoa,
vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755).
Phong tục treo đèn, bày mâm cỗ đă bắt đầu từ thời này. Hôm đó
là ngày sinh nhật của Đường Minh Hoàng, nhà vua ước mơ được du chơi
Cung Quảng Hàn, được ông tiên tên là La Công Viễn giúp cho.
Sau khi trở về hạ giới Đường Minh Hoàng sáng tác một điệu múa gọi là
Nghê Thường Vũ Y Khúc. Cứ hàng năm đến ngày sinh nhật của
Đường Minh Hoàng, nhà vua truyền cho cung nữ và thiên hạ đâu đâu
cũng treo đèn màu, bày tiệc ăn mừng.
Tục
rước đèn th́ từ đời nhà Tống ở Trung Hoa. Trong đời vua Nhân
Tôn của nhà Tống, có con cá chép thành yêu tinh, cứ đêm trăng nó
hiện lên thành con gái đi hại người. Bấy giờ ông Bao Công mới
ra sức cho dân gian làm nhiều đèn giống như con cá đó mà đem giong
chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người nữa.
Tục hát trống Quân th́ từ đời vua Nguyễn Huệ. Nguyên do là khi
Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, quân sĩ nhiều kẻ nhớ nhà nên Nguyễn Huệ
bày ra một cách cho hai bên giả trai gái hát đối đáp với nhau để cho
quân sĩ vui ḷng mà đỡ bớt nhớ nhà. Trong lúc hát đối đáp có
trống làm nhịp theo nên gọi là trống Quân... |