ﻶ Hải Vân Sơn Trangﻶ Dạo Hải Vân Sơn Trangﻶ Liên Lạc Hải Vân Trang Chủﻶ Hải Vân Sổ Lưu Niệm

"Quốc thù vị phục đầu tiên bạch

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma..."

Nghê Thường Vũ Y Khúc

(Minh Tấn soạn)

 

       Trong các vũ khúc của cung phi mỹ nữ ngày xưa thường nói đến Nghê Thường Vũ Y Khúc.  Nghê Thường Vũ Y Khúc là một sáng tác của vua Đường Huyền Tông tức là Đường Minh Hoàng.  Đường Minh Hoàng tên thật là Lư Long Cơ là một ông vua yêu mến nghệ thuật, say mê âm nhạc, sắc đẹp và gió trăng lại có tâm hồn thi phú.
       Vào giữa đêm trăng mùa thu, nhằm ngày sinh nhật của Đường Minh Hoàng, nhà vua ngồi ngắm trăng vàng vằng vặc treo giữa đỉnh trời liền có ước mơ được lên thăm cung Quảng, nơi mà các tao nhâm mặc khách thường ca tụng có chị Hằng kiều diễm với những tiên nga khác.  Lúc bấy giờ có một tiên ông tên là La Công Viễn, biết được ư muốn của Đường Minh Hoàng đến xin đưa vua lên cung Quảng xem chơi.  La Công Viễn cầm sợi giây lụa bạch vứt thẳng lên trời biến thành chiếc cầu vồng bắc từ hạ giới đến cung Quảng hàn.  Đường Minh Hoàng vừa bước chân lên tức th́ thấy ḿnh như đang bay bổng lên không trung, rồi giải lụa biến thành một giải hành lang, hai bên có đoàn tiên nữ xiêm y lả lướt uyển chuyển múa hát đón chào vị khách hào hoa.  Đường Minh Hoàng bước theo dăy hành lang th́ đến một lâu đài tráng lệ, hoa thơm cỏ lạ đủ màu.  Trước lâu đài có tấm bảng đề Quảng Hàn Thanh Hư Chi Phủ lúc đó Đường Minh Hoàng mới biết đó là cung Quảng nơi chị Hằng ở.  Từ trong cung một đoàn tiên nữ tay cầm hoa, tay cầm quạt ra đón chào, Đường Minh Hoàng theo gót đi vào nơi cung điện, Hằng Nga cùng đoàn tiên nữ đến đón chào mời Đường Minh Hoàng nhập tiệc.  Tiếng sáo, tiếng đàn tưng bừng nổi lên khúc nhạc vui tươi cùng với từng đoàn tiên nữ trong xiêm y lă lướt đủ màu.  Đường Minh Hoàng vốn đă yêu nghệ thuật th́ làm sao không rạo rực trước những điệu múa ly kỳ mà trong nhân gian chưa từng có.  Đường Minh Hoàng liền hỏi Hằng Nga đó là điệu khúc ǵ?  Hằng Nga tâu đó là Nghê Thường Vũ Khúc trên cung Quảng.  Đường Minh Hoàng càng nh́n càng say đắm, Nghê Thường Vũ Khúc uyển chuyển trong ánh sáng huyền mờ, tiếng nhạc du dương réo rắt hoà lẫn với điệu múa như một bản trường ca bất tận, nếu trong vũ trụ những h́nh bóng thiên nhiên trong những tiếng động êm ả nhất những cái ǵ gợi vào tâm hồn say mê nhất đều được cấu tạo qua Vũ Khúc Nghê Thường!
       Sau khi viếng chơi cung Quảng, thưởng thức Vũ Khúc Nghê Thường, Đường Minh Hoàng trở về hạ giới liền truyền may các kiểu xiêm y đúng như các tiên nữ trên cung Quảng và Đường Minh Hoàng đích thân dạy đám cung nữ múa Khúc Nghê Thường.  Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn.  Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê Thường Vũ Khúc, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê Thường Vũ Y Khúc.  Cứ mỗi đêm trăng rằm tháng tám, giửa mùa Thu, Đường Minh Hoàng cho đốt đèn màu rồi cùng với Dương Quí Phi uống rượu và ngắm đoàn vũ nữ múa Khúc Nghê Thường Vũ Y dưới ánh trăng thu.
       Các vua chúa về sau thấy Khúc Nghê Thường Vũ Y của Đường Minh Hoàng rất say mê, hấp dẫn nên cũng bắt chước dùng làm vũ khúc trong những buổi yến tiệc ở chốn cung vi.  Dần dần các quan địa phương cũng phổ biến đem Khúc Nghê Thường Vũ Y về phủ của ḿnh. Rồi cứ mỗi khi rằm tháng tám giữa mùa thu, vào tiết Trung Thu, họ kêu cung nữ đốt đèn màu và múa Khúc Nghê Thường Vũ Y từ đó Tết Trung Thu lan rộng khắp nơi trong nhân gian.
       Trở lại Đường Minh Hoàng, sau khi chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y, nhà vua đam mê múa hát hưởng lạc cùng người đẹp Dương Quí Phi vào những đêm trăng mộng triền miên nên chẳng lo toan về việc triều chánh để đến nỗi Dương Quốc Trung lạm quyền.  Tướng ngoài biên cương là An Lộc Sơn kéo quân về nổi loạn.  Việc triều chánh đổ nát Đường Minh Hoàng không sao chống nổi loạn quân An Lộc Sơn đành dẫn nàng Dương Quí Phi cùng với triều thần bỏ chạy.  Trên đường chạy vào đất Thục khi đến đất Mă Ngỡi th́ quân lính không chịu đi theo pḥ, họ buộc Đường Minh Hoàng phải giết nàng Dương Quí Phi.  Quân binh kết tội do nàng đă làm nhà vua bê tha đến nỗi phải loạn lạc.  Đường Minh Hoàng bịn rịn không nở chia ĺa, nàng cúi đầu lạy đấng quân vương rồi tự vận chết.  Lúc bấy giờ bên cạnh nhà vua có một nhà thơ nổi tiếng tên là Bạch Cư Dị làm chức Tả Thập Di rồi bị biếm đi làm quan Tư Mă ở đất Giang Châu nên gọi là Giang Châu Tư Mă.  Đến đời Đường Minh Hoàng, Bạch Cư Dị được triệu về kinh thăng chức Thượng Thư H́nh Bộ.  Bạch Cư Dị chạy theo Đường Minh Hoàng đă chứng kiến cảnh Dương Quí Phi tự vận và đă cảm thông được tấm ḷng của ông vua yêu nghệ thuật đau khổ v́ mất một nàng quí phi sắc nước hương trời nên đă làm một bài thơ Trường Hận Ca.  Bài thơ bày tỏ nỗi đau khổ của nhà vua trước sự bức bách của quân sĩ buộc Dương Quí Phi phải tự vận.
       Về sau cứ mỗi đêm trăng sáng, Đường Minh Hoàng nhớ đến Dương Quí Phi truyền một cung nữ ngâm khúc Trường Hận Ca để ôn lại chuyện cũ đau thương.  Tiếng ngâm của nàng cung nữ văng vẳng theo làn gió của đêm Trung Thu trăng tỏ.  Đường Minh Hoàng thẩn thờ ôm bầu rượu khóc cho cuộc t́nh đă găy đoạn khi c̣n ân ái mặn nồng…

Minh Tấn
Tài liệu tham khảo: Điển Tích Xưa

HOME

Copyright@www.haivan.8m.net