|
"Bất tri tam bách
dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp
Tố Như..."
崔顥
- Thôi Hiệu
(Trung Hoa)
黃鶴樓 Hoàng Hạc Lâu
昔人已乘黃鶴去,Tích nhân dĩ thừa hoàng
hạc khứ,
此地空餘黃鶴樓。Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
黃鶴一去不復返,Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
白雲千載空悠悠。Bạch
vân thiên tải không
du du.
晴川歷歷漢陽樹,T́nh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
芳草萋萋鸚鵡洲。Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
日暮鄉關何處是,Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
煙波江上使人愁。Yên ba giang thượng sử nhân sầu. |
Lầu Hoàng Hạc
(Minh Tấn dịch)
Người xưa
cưỡi hạc vàng đi đâu,
Chỉ thấy nơi đây Hoàng Hạc lầu.
Cánh hạc vàng xưa không trỡ lại,
Ngàn năm mây trắng lững lơ sầu.
Hán Dương mưa tạnh hàng cây rũ,
Anh Vũ đồng xanh cỏ nhuộm màu.
Chiều xuống quê hương đâu khuất dạng?
Trên sông khói sóng buồn ḷng đau... |
Ghi chú: Lầu Hoàng Hạc ở Vũ
Xương, trước thời Ngô Phù Sai nơi đây chỉ là một cồn đất hoang. Một buổi sáng hôm ấy ánh vàng trải đầy thảm
cỏ Ngô Vương ngự chơi Động Đ́nh, ghé vùng Vũ Xương bỗng nhiên thấy một con hạc vàng lớn
bay lên trời, vua sai lập một lầu cao để thờ hạc, từ đó lầu Hoàng Hạc được dựng nên. Qua bao thế
hệ và những bước thăng trầm của lịch sử lầu Hoàng Hạc đă bị lăng quên. Đến đời sơ Đường, Thôi
Hiệu đến đây đề thơ "Hoàng Hạc Lâu." Lầu Hoàng Hạc đă sống lại và đi vào lịch sử. Bài "Hoàng Hạc Lâu" này là một trong những
tuyệt tác của thể thơ Thất Ngôn Bát Cú do thi nhân Thôi Hiệu viết vào đời Sơ Đường. Tương truyền
Lư Bạch một hôm ghé thăm lầu Hoàng Hạc, thấy phong cảnh nên thơ, ông liền phóng bút
viết vài câu thơ nhưng chợt thấy bài "Hoàng Hạc Lâu" khắc ở trên tường v́ kính nể tiền nhân nên ông
ngửa mặt than rằng: "Nhăn tiền hữu cảnh đạo bất đắc,
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu..."
(Xa xa phong cảnh hữu t́nh, Tiếc
thay Thôi Hiệu đă tŕnh thơ trên). Đại văn hào Nguyễn Du của Việt Nam
ta cũng có lần ghé thăm Lầu Hoàng Hạc, cảm xúc hai câu cuối của bài thơ v́ nỗi nhớ nhà nên ông
đă họa lại hai câu đặc sắc là: "Thi thành thảo thụ giai thiên cổ,
Nhật mộ hương quan cộng nhất sầu..."
(Thơ truyền cây cỏ cùng muôn thuở,
Bóng xế quê hương một nỗi niềm)...
Minh Tấn
[Hoàng
Hạc Lâu 1]
[Hoàng
Hạc Lâu 2]
[Hoàng
Hạc Lâu 3]
[Hoàng
Hạc Lâu 4] |