|
"Dạ thính Đỗ Quyên
minh quốc quốc
Nhật giăng Cô Điểu hoán
gia gia..."
Thục Đế và
Chim Đỗ Quyên
(Minh Tấn soạn)
Trong nền văn thơ chúng ta thường đọc thấy h́nh ảnh con chim Cuốc
được diễn tả rất nhiều. Con chim Cuốc c̣n gọi là con Quốc Quốc.
Tiếng Hán gọi là Đỗ Quyên, Đỗ Vũ, hay là Tử Quy, nó thường kêu vào
lúc đêm trăng thanh vắng của cuối xuân, sang hạ. Giọng kêu ai oán,
buồn thảm năo nuột, gợi hồn người lữ khách tha phương nhớ quê hương
đến da diết đứt ruột, chim Đỗ Quyên có một điển tích rất huyền thoại
và lâm li.
Vào thời Xuân Thu có một nước gọi là nước Cổ Thục nằm sâu trong vùng
thung lũng sông Hán Thủy chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa của nước
Sở và nước Ba, theo truyền thuyết cho biết có một vị vua tên là Đỗ
Vũ hiệu là Vọng Đế hay c̣n gọi là Thục Đế. Thục Đế có một viên
tướng tên là Miết Linh, Miết Linh có người vợ rất đẹp.
Một hôm Thục Đế xa giá chơi Ngự Hoa Viên t́nh cờ gặp được vợ của
Miết Linh, ông vua đa t́nh này đă ôm ḷng tương tư trăng gió. Mùa
đông năm đó mưa nguồn ào ạt tràn vào sông Hán Thủy, nước dâng ngập
cả làng xóm, ruộng đồng. Thừa dịp đó Thục Đế ra lệnh cho Miết Linh
đi cứu lũ nhằm mục đích mưu đồ tư t́nh với vợ của Miết Linh. Sau đó
Miết Linh biết được, Thục Đế cảm thấy hổ thẹn về hành vi bất chính
của ḿnh đành nhường ngôi cho Miết Linh rồi cùng vợ của Miết Linh
mai danh ẩn tích, lúc đó vào khoảng tháng hai âm lịch (tháng tư
dương lịch).
Thời gian trôi qua cuối cùng vợ của Miết Linh cũng trốn Thục Đế trở
lại với Miết Linh. Nên vào những đêm trăng buồn của tháng hai, Thục
Đế trong cô đơn, một ḿnh hối hận về những hành động của ḿnh và
tiếc nhớ ngai vàng da diết. Chao ôi! xưa nay “anh hùng nan quá mỹ
nhân quan.” Thục Đế lâm bệnh và chết đi hồn hóa thành chim Đỗ Quyên
kêu thảm thiết vào những đêm trăng mờ của cuối xuân…
Minh
Tấn
Tài
liệu tham khảo: Wikipedia. |