"Tửu phùng tri kỷ
thiên bôi thiểu
Thoại bất đầu cơ bán cú
đa..."
Thất Tịch
(Minh Tấn tóm
lược)
Thất Tịch là đêm mồng bảy tháng bảy (Thất là bảy, tịch là đêm). Đây
là câu chuyện dân gian Ngưu Lang - Chức Nữ.
“Tục
truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con
trời lấy chú chăn trâu cũng phiền…”
Chức Nữ là nàng con gái dệt lụa (Chức là dệt, nữ là gái) cháu của
Ngọc Hoàng, coi việc vá may thêu thùa và dệt lụa. Chức Nữ có sắc
đẹp, thùy mị, dễ mến. Trong những kẻ hầu hạ trên cung Ngọc Hoàng có
chàng Ngưu Lang tức chàng Ngâu lo việc chăng trâu cho nhà trời.
Ngưu Lang chăn trâu rất giỏi, được Ngọc Hoàng yêu mến, người trên
trời gọi là Khiêu Ngưu.
Đôi tiên đồng ngọc nữ này rất thân, rồi dần dần yêu nhau tha thiết.
T́nh yêu ngang trái nhưng làm sao ngăn cản được con tim. Ngọc Hoàng
cũng không v́ danh dự mà khước từ, nên gả Chức Nữ cho Ngưu Lang. Từ
khi đôi trai gái nên duyên, t́nh chăn gối đậm đà đến nỗi Chức Nữ
sinh biếng nhác bỏ bê việc vá may canh cửi, c̣n Ngưu Lang cũng bê
trễ việc chăn trâu. Ngọc Hoàng biết được bèn gọi họ đến quở trách,
nhưng rồi cũng không thay đổi được.
Tức giận, Ngọc Hoàng ra lệnh đày Chức Nữ sang ở bên đông ngạn sông
Ngân Hà, c̣n Ngưu Lang sang bên tây ngạn sông Ngân Hà và chỉ cho
phép họ ngặp nhau mỗi năm một lần vào đêm mồng bảy tháng bảy (Thất
Tịch). Vào đêm đó, Ngọc Hoàng cho đàn chim quạ và chim khách, loại
chim lông đen, bay về ráp nối nhau thành một chiếc cầu Ô Thước (Ô là
chim quạ, Thước là chim khách) từ bờ tây sông Ngân Hà đến bờ đông
sông Ngân Hà cho Chức Nữ sang gặp Ngưu Lang.
Bởi v́ t́nh yêu chan chứa đậm đà của Chức Nữ và Ngưu Lang, nên mỗi
lần họ gặp nhau không thể nào ngăn được gịng lệ. Vợ chồng Ngưu
Lang - Chức Nữ khóc rất nhiều trong lúc gặp nhau, nước mắt của họ
rơi xuống nhân gian thành những trận mưa ngâu. Về sau người ta gọi
là “Tháng bảy mưa ngâu…”
Minh
Tấn
Tài
liệu tham khảo: “Điển Tích Xưa” |