|
"Thiên trường địa
cửu hữu thời tận
Thử hận miên miên vô
tiệt kỳ..."
鄧容 -
Đặng Dung (Việt
Nam)
感懷
Cảm Hoài
世事悠悠夵老何 Thế sự du du nại
lão hà
無窮天地入酣歌 Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
時來屠釣成功昜 Thời lai
thành công dị
運去英雄飮恨多 Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
知主有懷扶地軸
Tri chúa hữu hoài phù địa trục
洗兵無路挽天河
vô lộ vãn thiên hà
國讎未報頭先白 Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
幾度龍泉戴月磨 Kỷ độ
đới nguyệt ma. |
Cảm Hoài
(Phan Kế
Bính)
Việc đời bối rối tuổi già
vay,
Trời đất vô cùng một cuộc
say.
Bần tiện gặp thời lên cũng
dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng
cay.
Vai khiêng trái đất mong
phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch
mây.
Thù trả chưa xong đầu đã
bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết
bao rày... |
Chú thích:
1) Đồ điếu: đ
2) Tẩy binh: đ
3) Long Tuyền: tên
một loại gươm báo của tướng thời xưa.
Tiểu Sử:
Đặng Dung là con
Đặng Tất, một tướng tài thời Hậu Trần. Năm sinh và năm mất của
ông không rõ, chỉ biết ông là người làng Tả Thiên Lộc, huyện Phỉ Lộc,
tỉnh Hà Tĩnh.
Giận cha mình bị
vua Giản Định giết oan (1408) vì lời gièm pha của gian thần sau trận
Bồ Cô, ông đem quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoáng
lên ngôi vua, và được giữ chức Đồng Bình Chương Sự.
Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị
nhiều lần trực tiếp chiến đấu với quân Minh. Đêm tháng 9 năm
Quý Tỵ (1413), Đặng Dung đánh úp doanh trại giặc và suýt nữa bắt
sống tướng nhà Minh là Trương Phụ, vì không biết rõ mặt nên Phụ lợi
dụng đêm tối dùng thuyền nhẹ trốn thoát được. Tháng 11 năm
1413, vua tôi nhà Hậu Trần thế cô nên cuối cùng bị quân Minh bắt
được giải về Yên Kinh. Theo Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thì Sĩ
thì ông và Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ moi gan ăn.
Ông để lại duy
nhất một bài thơ là Cảm Hoài, chép trong Toàn Việt Thi Lục.
Lý Tử Tấn có lời bình "phi hào kiệt chi sĩ bất năng" (nếu
không phải là kẻ sĩ hào kiệt, ắt không thể làm được bài thơ này). |